Ngày
24/01/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy
định khung năng lực số cho người học
Theo Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT,
mục đích sử dụng Khung năng lực số làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương
trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu
học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học. Làm cơ sở
để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các
chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận
năng lực số của người học.
Đồng thời, bảo đảm tính thống nhất về yêu
cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các
chương trình giáo dục, khung năng lực số.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo
dục, các chương trình giáo dục, đào tạo (gọi chung là chương trình giáo dục) và
người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cấu trúc Khung năng lực số cho
người học
Khung năng lực số cho người học bao gồm 6
miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản
đến chuyên sâu theo 8 bậc.
Khái quát các miền năng lực như sau:
(1) Khai
thác dữ liệu và thông tin: Tập trung vào khả năng tìm kiếm,
lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, thông tin, cũng như nội dung số; bao gồm các
kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu
quả và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi
trường số.
(II) Giao
tiếp và hợp tác trong môi trường số: Nhấn mạnh khả năng sử
dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia
các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các
kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác
trong môi trường kỹ thuật số.
(III) Sáng
tạo nội dung số: Tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia
sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản
quyền và giấy phép, lập trình cơ bản và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để
tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.
(IV) An
toàn: Tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và
môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi
ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi
tương tác trong môi trường số và thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ
thuật số.
(V) Giải
quyết vấn đề: Tập Trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng
tạo để xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao
gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh
nhu câu số để đạt mục tiêu và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các
thách thức thực tiễn.
(VI) Ứng
dụng trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào việc hiểu, sử dụng và
đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và
trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào
các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của Al và bảo đảm
việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng và có trách nhiệm.
Thông tư nêu rõ, các cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục xây dựng kế hoạch và triển khai Khung năng lực số theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công.
Các cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ
về chuyên môn, học thuật xây dựng, phát triển chương trình giáo dục, theo đó,
trên cơ sở các quy định của Khung năng lực số, triển khai nghiên cứu, bổ sung,
cập nhật yêu cầu về năng lực số cho người học vào chương trình, tài liệu học
tập, tài liệu hướng dẫn và bảo đảm các điều kiện cần thiết để triển khai Khung
năng lực số theo các chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và
theo các quy định pháp luật hiện hành.
Thông
tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025. Cổng TTĐT xã Văn Lợi xin giới
thiệu toàn văn Thông
tư số 02/2025/TT-BGDĐT. Tải về