Hội Nông dân xã Văn Lợi tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp
Thực hiện Chương trình
công tác của Hội Nông dân xã Văn Lợi năm 2024, ngày 02/10/2024 Hội Nông dân xã phối
hợp với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An, Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp
tổ chức lớp “Tập huấn quy trình kỹ thuật
sản xuất và sử dụng phâm bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp” cho
hội viên nông dân trên địa bàn xã.
Tham dự lớp tập huấn có Đồng
chí Nguyễn Văn Nam, Giám đốc phòng Kế hoạch Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ
KH&CN Nghệ An; Đồng chí Vi Văn Quý, HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳ Hợp;
Đồng chí Vy Biên Thuỳ, ĐUV, PCT UBND xã; Các đồng chí là chi hội trưởng, chi hội
phó 7 chi hội nông dân và 40 hội viên nông dân xóm Tây Lợi.
Các đại biểu tham dự lớp tập huấn
Tại lớp tập huấn, các hội viên, nông dân đã được Đồng
chí Nguyễn Văn Nam, Giám đốc phòng Kế hoạch Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ
KH&CN Nghệ An trang bị kiến thức
về quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ
gia đình. Chế phẩm sinh học Compost Ma ker( Men ủ vi sinh vật) và phương pháp sản
xuất phân bón hữu cơ vi sinh.
Đồng chí Nguyễn Văn Nam, Giám đốc phòng Kế hoạch Trung
tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An phổ biến quy trình sản xuất
phân hữu cơ
sinh học
Quy trình ủ phân bón hữu cơ sinh học bao gồm: chuẩn bị nguyên liệu, xử
lý nguyên liệu, hoà dung dịch vi sinh vật, phối trộn nguyên liệu và dung dịch
vi sinh vật, ủ đống, đảo trộn và bảo quản. Nguyên liệu sản xuất là phế thải chất
hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp như rác, cây phân xanh, rơm rạ, thân lá
cây ngô, đậu, vỏ lạc, phân chuồng, chế phẩm sinh học Compose Maker và một số
thành phần khác.
Các học viên thực hành quy trình sản
xuất phân hữu cơ sinh học
Thông qua buổi tập huấn giúp cán bộ, hội viên nông dân nâng cao kiến thức
và hiểu trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng rác thải sinh hoạt
ra môi trường hàng ngày. Trong
thời gian tới Hội Nông dân xã Văn Lợi tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên
nông dân tận dụng nguồn phế phẩm, phụ phẩm hiện có tại địa phương, thực hiện và
nhân rộng mô hình có hiệu quả. Giúp
nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế./.