Thủ tướng: "Phát triển trí tuệ nhân tạo và phải thắng trí tuệ nhân tạo"
Ngày
14/3/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Chính sách
"Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
trong kỷ nguyên mới".
Đây là sự kiện chính trong chuỗi
Hội nghị quốc tế về "trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn - AISC 2025",
do Bộ Tài chính chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và các đối
tác phối hợp tổ chức.
Diễn đàn thảo luận về các chủ đề
như xu thế phát triển lĩnh vực AI và bán dẫn trên thế giới; bối cảnh và cơ hội
cho thị trường Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp AI và bán
dẫn; các cơ chế, chính sách đột phá về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt
Nam.
Tại diễn đàn, các chuyên gia hàng
đầu thế giới đã có những góp ý đề xuất quan trọng để Việt Nam từng bước khẳng định
vị thế trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Mục
tiêu tăng trưởng hai con số, khó mấy cũng phải làm
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng
Phạm Minh Chính nêu rõ, tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến hết sức
nhanh chóng, khó lường, khó định đoán, tuy nhiên, xu thế hoà bình, hợp tác,
phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, cơ hội và thuận lợi đan xen khó khăn, thách
thức.
Trong bối cảnh đó, “chúng ta phải
có cách tiếp cận toàn dân, toàn cầu, toàn diện; đề cao đoàn kết quốc tế, chung
tay hợp tác, chia sẻ để thế giới ngày càng tốt đẹp hơn”, theo Thủ tướng.
Thủ
tướng cho biết, dù hiện Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế
còn khiêm tốn, đang trong quá trình chuyển đổi, độ mở cao, sức chống chịu với
các cú sốc bên ngoài còn có hạn, song Việt Nam đã đưa ra tầm nhìn đến 2045 là
nước phát triển có thu nhập cao.
Tầm nhìn dài hạn và mục tiêu rất
cao này thể hiện sự quyết tâm, bản lĩnh, trí tuệ của người Việt Nam để phát triển
giàu mạnh, Nhân dân Việt Nam ngày càng được ấm no, hạnh phúc, hưởng thụ thành
quả phát triển đất nước, thành quả hợp tác quốc tế.
Để hiện thực hóa tầm nhìn, mục
tiêu lớn này, Thủ tướng cho rằng trước hết phải tạo nguồn lực, với quan điểm
nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và
sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân và doanh nghiệp, Nhân dân làm nên lịch
sử.
Việt Nam xác định năm 2025 phải đạt
mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho tăng trưởng
hai con số những năm tiếp theo. Theo Thủ tướng, mục tiêu này rất khó nhưng khó
mấy cũng phải làm, Việt Nam tự tin và quyết tâm làm.
Thủ tướng cũng nêu rõ phát triển
nhanh, tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô,
kiểm soát được lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước
ngoài, bội chi ngân sách trong tầm kiểm soát; bảo đảm tiến bộ, công bằng, an
sinh xã hội...
Theo Thủ tướng, Việt Nam phát triển
dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đẩy mạnh
kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ,
kinh tế tri thức, phát triển mạnh mẽ các ngành mới nổi như trí AI, điện toán
đám mây, internet vạn vật, chip bán dẫn.
Chuyển
từ tư duy quản lý sang tư duy thúc đẩy phát triển
Về cách làm để phát triển lĩnh vực
AI và bán dẫn, Việt Nam xác định thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn",
nhưng cũng là "đột phá của đột phá"; phải xây dựng thể chế thông
thoáng; kiên quyết cắt bỏ ít nhất 30% số thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân
thủ cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với
phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát;
phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động, tạo không gian sáng tạo của mỗi chủ
thể.
Chuyển từ tư duy quản lý sang tư
duy thúc đẩy phát triển; quản lý để phát triển chứ không phải quản lý để gây
khó khăn, Thủ tướng nêu rõ.
Cùng với đó, phát triển hạ tầng
chiến lược phục vụ phát triển AI, nghiên cứu và sản xuất bán dẫn, trong đó đầu
tư phát triển hạ tầng giao thông để giảm chi phí đầu vào, chi phí logistics,
tăng sức cạnh tranh của hàng hoá; phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn
thông, hạ tầng số, hạ tầng năng lượng, không để thiếu điện trong bất cứ trường
hợp nào, bảo đảm hạ tầng sóng và điện ở vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời, bảo đảm phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển ngành chíp bán dẫn, AI. Theo Thủ tướng, đây
là thách thức lớn nhất nhưng Việt Nam đang tập trung thực hiện, có giải pháp đổi
mới hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng chất lượng hơn, tập trung thúc đẩy
nghiên cứu cơ bản, đào tạo tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, phân luồng đào tạo hợp
lý với tinh thần học tập suốt đời.
Cũng liên quan nguồn lực con người,
Việt Nam tiếp cận vấn đề dân số theo quan điểm mới là dân số phát triển chứ
không phải dân số kế hoạch hóa như trước đây.
Về
mục tiêu cụ thể, Thủ tướng cho biết đang tích cực đào tạo 100.000 kỹ sư bán dẫn
và trí tuệ nhân tạo trong những năm tới đây.
Việt Nam cũng đẩy mạnh hội nhập
và hợp tác quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm, tham khảo, học tập cùng các đối tác;
xây dựng môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển.
Việt
Nam quyết tâm phát triển mạnh mẽ các ngành trí tuệ nhân tạo, bán dẫn
Một giải pháp quan trọng khác là
phát triển hệ sinh thái cho AI, bán dẫn, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước, năng khiếu và thế mạnh con người Việt
Nam.
Việt Nam cũng đang đẩy mạnh cuộc
cách mạng về sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu
quả và cách mạng cả về tư duy và cách làm.
“Việt Nam đang nỗ lực xoay chuyển
tình thế, chuyển đổi trạng thái, phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân
loại về các ngành AI, bán dẫn, với quyết tâm mạnh mẽ”, theo Thủ tướng.
Tại đây, Thủ tướng bày tỏ mong muốn,
Việt Nam mong muốn các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài góp phần tư vấn về
cách tiếp cận, tư duy, tầm nhìn, mục tiêu bảo đảm phù hợp tình hình Việt Nam,
tình hình thế giới, có tính khả thi, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị các đối tác hỗ
trợ về tài chính như cho vay ưu đãi bảo đảm hiệu quả, hợp lý; giúp đỡ Việt Nam
xây dựng các quỹ đầu tư, trong đó có cả quỹ đầu tư mạo hiểm, phát triển các
trung tâm tài chính, nâng hạng thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư trực tiếp
và gián tiếp; xây dựng cơ chế đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động nguồn lực
trong dân, trong xã hội.
Các đối tác chuyển giao công nghệ
cho Việt Nam thông qua các trung tâm R&D; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu.
Đồng thời, ưu tiên tiếp nhận người
Việt Nam vào làm việc, tham gia lãnh đạo, quản lý ở các tập đoàn, doanh nghiệp
hàng đầu thế giới; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển
các trung tâm, cơ sở đào tạo tầm quốc tế trong các ngành mới nổi; đa dạng hoá
các hình thức đào tạo phù hợp từng thời kỳ, giai đoạn, phát huy tối đa tinh thần
học tập suốt đời.
Các đối tác hợp tác với Việt Nam
nâng cao năng lực quản trị thông minh tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà
máy; đồng thời mọi công dân đều có trợ lý ảo để được sử dụng thành quả của AI
và bảo vệ an ninh, an toàn cho người dân, hạn chế mặt trái của AI, tinh thần là
"phát triển AI và phải thắng AI".
Thủ
tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết góp phần để các doanh nghiệp nước
ngoài đã phát triển rồi thì phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn trong
quá trình đầu tư, hợp tác, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Nguồn: https://thanhtra.com.vn.